Tại sao phải bảo dưỡng Chiller?

Tại sao phải bảo dưỡng Chiller?

Ngày đăng: 22/03/2023 10:50 AM

    Tại sao phải bảo dưỡng Chiller ? 

    - Chiller là loại máy có khả năng sản sinh ra nguồn lạnh để cấp lạnh thực phẩm, đồ vật hay các khu vực cần làm lạnh. Máy Chiller gồm 4 thiết bị chính đó là: máy nén, van tiết lưu, thiết bị bay hơi và thiết bị ngưng tụ. Chiller thường được lắp đặt trong hệ thống điều hoà trung tâm của các toà nhà, trung tâm thương mại, công xưởng, nhà máy…

    - Chiller đóng vai trò quan trọng trong việc giải nhiệt, làm mát và có tính ứng dụng cao. Và hệ thống Chiller muốn hoạt động tốt thì cần phải có những hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Bởi, hệ thống Chiller để hoạt động ổn định chính là sự kết hợp tuần tự của nhiều thiết bị máy móc cùng chạy trên hệ thống. Và những thiết bị máy móc này sau một thời gian sử dụng có thể gặp phải các vấn đề bên trong, gây ảnh hưởng tới quy trình vận hành của toàn bộ hệ thống. 

       

     

     Vì vậy, quy trình bảo trì hay bảo dưỡng hệ thống Chiller sẽ bảo dưỡng từng bộ phận hoạt động trong hệ thống này, đảm bảo máy móc luôn vận hành trơn tru, tránh thất thoát thời gian hoạt động và ảnh hưởng tới các bộ phận khác. 

    Việc bảo trì, bảo dưỡng Chiller định kỳ sẽ làm tăng tính liên tục, tăng độ an toàn và tin cậy của máy, kéo dài tuổi thọ cho máy, giúp giảm chi phí sản xuất, tránh tình trạng hỏng hóc không cần thiết.

    Những sự cố Chiller thường gặp phải

    Trong quá trình hoạt động, Chiller sẽ gặp phải nhiều sự cố khác nhau. Chúng ta nên có sự nhận biết kịp thời và chính xác để có thể sớm đưa ra những biện pháp khắc phục những tình trạng đó, tránh ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống. Các sự cố Chiller thường gặp phải đó là:

    Máy nén không khởi động được

    - Việc khởi động máy nén lên nhưng máy không chạy có thể đến từ những nguyên nhân sau đây: máy chưa có điện nguồn, cầu chì của điện nguồn trong mạch điện bị đứt, điểm nối bị hỏng, mạch hồi điều khiển hay điểm nối dây bị hở.

    - Để khắc phục tình trạng trên bạn hãy kiểm tra lại những chi tiết trên và sau đó khởi động lại, trong trường hợp khởi động lại vẫn không được thì hãy đem đi sửa chữa hoặc thay mới.

    Máy bị thiếu gas, hết gas

    - Chiller khi bị thiếu gas hay hết gas thì độ lạnh sẽ không được đảm bảo, dấu hiệu nhận biết khi máy thiếu gas hay hết gas chính là chúng ta sẽ thấy ở van ống nhỏ của dàn nóng bị bám tuyết và dòng điện lúc này sẽ hoạt động thấp hơn so với định mức ghi trên máy. Sau khoảng 5 – 10 phút nếu máy bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy và báo lỗi trên dàn lạnh.

    Máy vẫn hoạt động nhưng nhiệt độ không đủ lạnh

    - Khi Chiller vẫn hoạt động nhưng máy lại không làm lạnh thì có thể là do máy nén thiếu gas hay đường ống dẫn gas đã bị rò rỉ hay cũng do chúng ta để máy hoạt động liên tục trong vòng nhiều giờ liên tiếp dẫn tới việc quá tải, vì vậy việc làm lạnh không được như ban đầu. 

    - Muốn khắc phục vấn đề này chúng ta hãy kiểm tra xem đường gas, đường ống dẫn gas có ổn hay không và hãy sử dụng máy Chiller có công suất phù hợp với không gian cần làm lạnh. 

    Nhiệt độ quá lạnh

    - Khi chúng ta cảm thấy nhiệt độ từ máy làm lạnh xuống quá thấp thì có thể là bộ điều khiển nhiệt độ của bạn đã bị hỏng hoặc mức nhiệt bị chỉnh xuống thấp hơn nhiều so với không gian cần sử dụng.

       

    - Lúc này chúng ta hãy kiểm tra lại bộ điều khiển nhiệt độ xem mức nhiệt đã phù hợp chưa, nếu bộ điều khiển bị hỏng hãy đem đi sửa chữa hoặc thay mới. 

    Máy có tiếng ồn lạ

    - Đặc điểm nhận biết khi gặp sự cố này là chúng ta sẽ thấy từ bên trong máy phát ra những tiếng ồn khác lạ và dường như máy hoạt động đang có vấn đề. Nguyên nhân của việc này có thể do gas trong máy nén bị rò rỉ, máy nén bị mất dầu hoặc thiếu dầu, nặng hơn là do máy nén đã bị hỏng. 

    - Với vấn đề này bạn có thể kiểm tra lại để xác định nguyên nhân xuất phát từ đâu rồi sau đó đem đi sửa chữa, bảo dưỡng để máy hoạt động trơn tru mà không phát ra tiếng ồn bất thường nữa. 

    Nếu bạn đang gặp sự cố về chiller hoặc lâu rồi chưa bảo dưỡng Chiller hãy liên hệ với QUYỀN PHÁT để được tư vấn:

    CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN LẠNH QUYỀN PHÁT

    CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN LẠNH QUYỀN PHÁT Địa Chỉ : Số 75, đường DB5, Khu Phố 3, P. Mỹ Phước, Tx Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

    CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN LẠNH QUYỀN PHÁT Hotline : 0886.389.279

    CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN LẠNH QUYỀN PHÁT Email : Huyquyen884@gmail.com

    CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN LẠNH QUYỀN PHÁT Website : http://dienlanhbinhduong24h.com/

    Các hoạt động bảo dưỡng Chiller

    - Do hệ thống Chiller được cấu tạo bởi nhiều chi tiết nên quá trình kiểm tra, bảo dưỡng sẽ bao gồm các quy trình sau:

    Bảo dưỡng bộ phận máy nén

    - Việc bảo dưỡng máy nén rất quan trọng để hệ thống Chiller có thể hoạt động tốt, bền, đem lại hiệu suất cao nhất. Thông thường, máy lạnh sẽ xảy ra sự cố trong 3 thời kỳ sau: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra hao mòn các chi tiết máy. 

    - Sau khi máy hoạt động khoảng 6000 giờ hoặc trong vòng 1 năm, máy cần được bảo trì định kỳ cho dù đối với máy ít sử dụng hay máy sử dụng thường xuyên cũng cần phải tiến hành bảo trì. 

    Công việc bảo dưỡng Chiller bao gồm: 

    - Kiểm tra chỉ số kỹ thuật và tình trạng van xả của các máy nén.
    - Kiểm tra bên trong máy, tình trạng dầu, các chi tiết máy.
    - Kiểm tra lượng dầu bên trong cacte qua bộ phận cửa quan sát dầu.
    - Kiểm tra mức độ mài mòn của các thiết bị lạnh như trục khuỷu, đệm kín, vòng bạc, thanh truyền…so với kích thước ban đầu.
    - Vệ sinh bộ lọc hút máy nén. 
    - Chúng ta nên có những hoạt động kiểm tra dự phòng đối với những chi tiết quan trọng của máy như: xilanh, tay quay thanh truyền hay piston. Thời gian của việc kiểm tra nhằm duy trì máy ở trạng thái hoạt động tốt nhất chính là 3 tháng/lần.

    Bảo dưỡng bình ngưng

    - Vệ sinh bằng cách thủ công hoặc sử dụng hóa chất để vệ sinh.

    - Vệ sinh bộ phận tháp giải nhiệt, thay nước mới.

    - Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.

    - Duy trì định kỳ xả không khí và cặn bẩn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.

    - Xả khí không ngưng trong bình ngưng (nếu có): Trường hợp áp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của môi chất khi ở cùng nhiệt độ thì lúc này trong bình gặp tình trạng lọt khí không ngưng. Để xả khí không ngưng ta thực hiện như sau: cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng nhằm ngưng tụ hết gas còn sót lại trong bình ngưng. Sau đó, tiến hành cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng. Trong trường hợp hệ thống có bình xả khí không ngưng thì cần nối thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, tiếp đó là tiến hành làm mát và xả khí không ngưng. Nếu mà không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể thực hiện xả trực tiếp.

      

    - Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của hệ thống tháp giải nhiệt.

    Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

    Thiết bị ngưng tụ là một trong những thiết bị chủ yếu của hệ thống điều hòa Chiller. Là bộ phận chính làm lạnh cho không khí. Việc thiết bị ngưng tụ hoạt động tốt hay không sẽ quyết định hiệu suất hoạt động của máy cũng như độ an toàn, độ bền của thiết bị.

    Công việc bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ gồm:

    - Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị.
    - Xả phần dầu còn tích tụ bên trong thiết bị.
    - Bảo dưỡng và cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt
    - Xả khí không ngưng ở thiết bị.
    - Vệ sinh phần bể nước, xả cặn.
    - Kiểm tra và thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)
    - Sơn và sửa bên ngoài
    - Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan trực tiếp đến hiệu suất của thiết bị ngưng tụ

    Bảo dưỡng tháp giải nhiệt Chiller

    - Công việc kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ cho tháp giải nhiệt sẽ giúp cho hoạt động của dàn ngưng hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống. Nước giải nhiệt từ bình ngưng được làm nguội từ tháp giải nhiệt, vì vậy, để nâng cao hiệu quả giải nhiệt từ bình ngưng, chúng ta nên vệ sinh tháp giải nhiệt. Công việc bảo dưỡng như sau: 

    - Kiểm tra, bảo dưỡng hoạt động của động cơ, máy bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.
    - Vệ sinh định kỳ lưới tản nước.
    - Xả cặn bẩn, vệ sinh, thay nước mới ở đáy tháp.

    Bảo dưỡng bơm và quạt

    Bơm trong hệ thống lạnh gồm: Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh; Bơm glycol và các chất tải lạnh khác; Bơm môi chất lạnh.

    Đối với bơm, chúng ta sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của bạc trục, đệm kín nước, khớp nối truyền động. Thực hiện hoán đổi chức năng cho các bơm dự phòng, thay thế dây đai và điều chỉnh dòng điện. Vệ sinh các thiết bị trong bơm để tránh tình trạng tắc nghẽn, gây chập cháy cho hệ thống.

    Đối với quạt, chúng ta nên kiểm tra độ ồn bất thường, bôi dầu mỡ cho bạc trục. Sau đó, vệ sinh cánh quạt và sửa chữa nếu bộ phận này hoạt động không êm ái. Ngoài ra, chúng ta còn phải kiểm tra độ căng dây đai quạt để hiệu chỉnh và thay thế sao cho hiệu quả nhất.

    Bảo dưỡng thiết bị bay hơi

    Bảo dưỡng dàn bay hơi không khí

    Xả băng dàn lạnh : Khi có băng bám trên dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng phần nhiệt trở của dàn lạnh, khi dòng không khí đi qua dàn bị tắc, sẽ giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp có thể làm tắc các cánh quạt, khiến cho mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên xả băng dàn lạnh.
    Cường độ thì nên xả tối thiểu 2 lần/ngày, quy trình xả có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:
    + Giai đoạn 1 : Hút hết gas trong dàn lạnh

    + Giai đoạn 2 : Xả băng cho dàn lạnh

    + Giai đoạn 3 : Làm khô dàn lạnh

    Bảo dưỡng phần quạt của dàn lạnh.

    Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt. Trước hết cần ngừng hoàn toàn hệ thống, để dàn lạnh khố và tiến hành dùng chổi quét sạch. Nếu không được thì nên dùng nước rửa, có thể tận dụng hệ thống có xả nước ngưng.
    Xả dầu dàn lạnh, có thể xả về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài.
    Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh.
    Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.

    Bảo dưỡng dàn lạnh xương cá

    Dàn lạnh xương cá có khả năng bị bám bẩn ít bởi thường xuyên bị ngập trong nước muối. Một vài công việc bảo dưỡng cần chú ý như:

    Định kỳ xả dầu tích tụ trong dàn lạnh. Dầu tích tụ ở dàn rất nhiều do dung tích dàn lạnh xương cá lớn. Lúc này, hiệu quả trao đổi nhiệt sẽ giảm, quá trình tuần hoàn môi chất sẽ bị ảnh hưởng và chế độ bôi trơn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do máy thiếu dầu.

    Bảo dưỡng bộ cánh khuấy. Đồng thời nên kiểm tra và lọc nước trong bể, nếu bể quá bẩn thì nên xả bỏ và thay nước mới, nếu nồng độ muối trong bể giảm cần bổ sung thêm muối.

    Bảo dưỡng bình bay hơi

    Bộ phận này ít bị hỏng hóc, trừ tình trạng hay bị tích tụ dầu bên trong bình. Vì vậy cần chú ý thường xuyên xả dầu tồn đọng bên trong bình. Nếu dùng làm lạnh nước thì có thể gặp tình trạng bám bẩn bên trong theo hướng đường nước, vì vậy cũng cần phải vệ sinh, xả cặn nữa.

    Chia sẻ: